Ban đầu mình không định viết bài này vì nhận thấy làm theo hướng dẫn trên web Soapcalc cũng rất dễ, tuy nhiên nhiều bạn inbox cho mình bảo không làm được nhờ mình chỉ cách làm. Và thế là chuyên mục làm xà phòng từ web soapcalc ra đời 😀
Cách này khá đơn giản và tiện dụng, bạn chỉ cần điền thông số vào, máy tự tính lượng NAOH/KOH bạn cần. Và bạn quyết định được lượng superfat còn lại trong sản phẩm, superfat là lượng chất béo thừa ra sau phản ứng xà phòng hóa, lượng dầu này có khả năng dưỡng da tùy theo công dụng của loại dầu bạn phối thành xà phòng, superfat càng cao thì độ dưỡng càng cao nhưng cũng khiến bánh nhanh mềm, ít bọt và nhanh hao.
Đường link SOAPCALC: http://www.soapcalc.net/calc/soapcalcwp.asp
Chú thích:
- Loại xút sử dụng làm xà phòng: Chọn NAOH cho xà phòng bánh chọn hoặc KOH cho sữa tắm (Có thể dùng KOH làm xà phòng).
- Tổng lượng dầu sẽ sử dụng: VD bạn có 3 loại dầu muốn phối chung là dầu dừa 70 gr, dầu oliu 20 gr, dầu thầu dầu 10 gr và dầu hạnh nhân 50 gr. Vậy tổng lượng dầu bạn sử dụng là 150 gr.
- Lượng nước muốn sử dụng trong xà phòng: thông thường ô này tự mặc định Water as % of Oils là 38%, bạn có thể sử dụng tỷ lệ khác tùy thích nhưng theo kinh nghiệm mix xà phòng lâu năm, tỷ lệ 38% là tỷ lệ mình thấy thành phẩm ổn nhất.
- Superfat và hương liệu: Tỷ lệ dầu dư bạn muốn nó còn lại trong xà phòng, nếu nam thì nên chọn 5-7%, nữ 7-10% là vừa rồi. Trong bảng này không có ô cho phụ gia nên bạn có thể gộp chung phụ gia (dạng nước) vào hương liệu.
- Chọn các loại dầu bạn sử dụng bằng cách double click vào nó.
- Điền chi tiết số gram của từng loại dầu vào ô này.
- Nhấn Calculate Recipe à View or print Recipe để xem công thức ở tab mới.
Lưu ý:
- Khả năng tạo bọt của xà phòng phụ thuộc phần lớn vào loại dầu bạn chọn làm nền, VD như dầu dừa có thể cho bọt dầy, bọt lớn còn dầu olive có thể cho bọt nhỏ, mịn, lâu vỡ.
- Độ PH, mùi và màu dầu nền ảnh hưởng rất lớn đến hương liệu và phẩm màu. Vì vậy nên tìm hiểu kĩ, test thử nhiều lần để có bánh xà phòng ưng ý nhất.
- Đối với chất phụ gia lỏng nhiều nước như sữa, nước ép, tinh chất hoa quả …thì giảm nước của NAOH/KOH lại.
- Hương liệu, chất bảo quản không quá 2%. PH thành phẩm từ 7-9.
- Quy trình thực hiện.
Cách 1: Phương pháp nguội
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Cân lượng nước và xút theo công thức để riêng ra, sau đó đổ xút từ từ vào nước (ko làm theo quy trình ngược lại).
Cân từng loại dầu, sau đó trộn chung trong nồi lớn đun đến khi dầu đạt nhiệt độ cần thiết 60-70 oC và các loại dầu đều hòa tan vào nhau xong thì bắc xuống. (Nếu chỉ dùng 1 loại dầu thì nấu cho âm ấm tầm 35 – 40 oC là được rồi)
Đổ nồi xút vào dầu. Lưu ý ko làm theo quy trình ngược lại và lúc đổ phải cân đối nhiệt độ cho xút và dầu đều tầm 35-40oC và nhiệt độ dầu với xút ko chênh nhau quá 5 oC. Dùng máy xay sinh tố cầm tay xay đến khi thấy hai dung dịch trộn đều nhau, đục và tạo vệt rồi thì ngưng. Cho tiếp hương liệu, phụ gia vào trộn nhanh tay rồi bỏ ra khuôn.
Lưu ý giai đoạn này khá quan trọng vì nó quyết định 80% thành bại của mẻ xà phòng:
1/ Nếu đánh quá ít hỗn hợp sẽ loãng và không đông khuôn, phá thể, lâu xà phòng hóa. Còn đánh quá kĩ hỗn hợp sẽ đông quá nhanh ko kịp trộn phụ gia hay smooth khuôn. Đánh vừa vừa sệt sệt như sữa chua là vừa tầm.
2/ Nhiệt độ quá cao không giúp xà phòng hóa nhanh hơn chút nào mà còn phá thể, xút và dầu đặc cứng lại, quánh dẻo và toàn mùi xút.
Sau khi đánh xong bạn đổ ra các chén nhỏ pha phụ gia + màu tùy thích rồi đổ khuôn (Có thể đổ nhiều tầng màu sắc khác nhau cho đẹp), bạn nẩy nhẹ khuôn cho bánh nổi hết bọt lên trên và bề mặt thật mịn và đậy nắp (hoặc không).
Sau 1-2 tiếng là bạn có thể cắt bánh thành lát nhỏ (do bánh còn mềm nên dễ cắt), gói bánh trong màng cuốn nilong dành cho thực phẩm để bảo quản sạch và giữ hương. Bánh tiếp tục ủ 4-6 tuần sau mới sử dụng được.