Làm Xà Phòng Như Thế Nào?

02 - 05 - 2021
7 phút
0 bình luận
Làm Xà Phòng Như Thế Nào?

Bên mình chỉ mở khoá học xà phòng từ phôi glycerine thôi vì nó tiện dụng, còn cách làm xà phòng từ NAOH bên mình share free công thức cho mọi người cùng tham khảo, các bạn có thể đọc thử biết đâu rút ra được kinh nghiệm gì đó cho bản thân nha.

Nếu nói về xà phòng thuần cơ bản thì không thể thiếu nguyên liệu chính là NAOH và dầu. khi 2 nguyên liệu này kết hợp nó sẽ trải qua quá trình xà phòng hóa. Xà phòng hóa là một phản ứng hóa học từ hai chất: Xút và axit béo (Dầu/mỡ). Sản phẩm chính tạo ra là muối kềm, sản phẩm phụ là glycerin.

Phương trình hoá học:

Oil or Fat + Sodium Hydroxide = Soap Base + Glycerol (Triglycerides)

=> Giải thích chi tiết từng thành phần như sau:

1. Xút (sodium Hydroxide):

NAOH (tên gọi khác là Caustic soda, Sodium Hydroxide, xút) có nhiều dạng như: dạng vẩy đục, dạng hạt, dạng dung dịch bão hòa 50%, dạng bột trắng đục.

Loại thường được dùng để nấu xà phòng handmade sẽ là dạng vảy, dạng hạt. Rất ít khi nào người ta dùng dạng dung dịch.

2. Oil or Fat

Các loại dầu đều có tác dụng dưỡng mềm da và ngoài ra tuỳ loại dầu nó có hiệu ứng bọt khác nhau, mình thì thấy dầu nào dưỡng da cũng ổn hết cho nên mình hay chọn dầu theo hiệu ứng ra bọt của nó:

Dầu dùng trong làm xà phòng handmade

Dầu Olive: giúp soap có bọt nhỏ, li ti. Làm soap rửa mặt rất hợp.

Dầu dừa: Nền chính làm soap, bọt to tròn, nhanh vỡ. Dùng nhiều trong soap tắm body.

Dầu castor: Có tính sát khuẩn, tẩy độc cho da cao nên được ứng dụng trong soap dành cho da bị mụn body, ngứa, mẩn, da viêm nang lông … Chống chỉ định cho mẹ bầu, cho con bú.

Ngoài ra còn rất nhiều loại dầu khác có thể làm xà phòng, mình chỉ liệt kê 1 số loại thông dụng thôi, những loại khác bạn có thể tham khảo thêm trên google nhé.

3. Base soap:

Bánh xà phòng handmade thành phẩm

Đây là thành phẩm mong muốn thu được sau khi làm soap.

4. Glycerine:

Glycerine

Là sản phẩm phụ được sinh ra trong quá trình xà phòng hoá, lượng glycerine này giúp dưỡng ẩm cho da người dùng một cách tự nhiên và nó nằm trong bánh xà phòng thành phẩm luôn không tách riêng ra, tuy nhiên nếu quá nhiều glycerine cũng khiến bánh bị mềm, dễ đổ mồ hôi khi gặp môi trường nóng ẩm ướt trong phòng tắm. Cho nên, hiện tượng bánh xà phòng nổi những hạt nước li ti là bình thường các bạn nhé.

Các bạn làm xà phòng hẳn là thường xuyên nghe về chỉ số xà phòng hoá phải không? vậy chỉ số xà phòng hoá (SAP) là gì?

=> SAP: Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH/NAOH cần thiết để xà phòng hóa hết 1g dầu/mỡ. Chỉ số xà phòng hóa càng cao, xà phòng thành phẩm càng nhiều.

Bảng chỉ số xà phòng hoá (SAP)
Bảng chỉ số xà phòng hoá (SAP)
Bảng chỉ số xà phòng hoá (SAP)

Cách tính nguyên liệu cho 1 mẻ xà phòng (cách 1 – tính thủ công):

Cách tính nguyên liệu cho 1 mẻ xà phòng (cách 1 – tính thủ công)

1. Tính lượng xút cần dùng: Mg KOH/NAOH cần dùng = Số mg dầu x chỉ số của NAOH/KOH.

Nếu bạn làm công thức có nhiều dầu thì bạn tính lượng xút cho từng loại dầu, rồi cộng tổng xút cần dùng lại. VD:

Với 16 gr dầu almond butter, biết chỉ số xà phòng hóa của almond butter là 0.098 => Số gr NAOH cần dùng là 16 x 0.098 = 1.568 gr. Nếu bạn dùng KOH để làm xà phòng lỏng thì 16 x 0.139 = 2.2240 gr.

Với 10 gr Acai Berry oil và 15 gr of Almond Butter làm xà phòng bánh, bạn tính như sau:

  • 10 * 0.136 = 1.36 gr
  • 15 * 0.098 = 1.47 gr
  • Cộng 1.36 và 1.47 lại, bạn được tổng xút cần dùng là 2.83 gr.

2. Tính lượng nước cho xà phòng – Có 3 tỷ lệ nước thường sử dụng nhất, tuỳ theo nhu cầu khi làm xà phòng mà bạn chọn 1 trong 3:

Tính lượng nước cho xà phòng - Có 3 tỷ lệ nước thường sử dụng nhất, tuỳ theo nhu cầu khi làm xà phòng mà bạn chọn 1 trong 3

– Tỉ lệ 2:1 (còn gọi là 33% xút), xà phòng nhanh cứng nhất.

– Tỉ lệ 3:1 (còn gọi là 25% xút) là cách phổ biến nhất, xà phòng sẽ cứng sau vài giờ và có thể gỡ khuôn vào ngày hôm sau. Nhưng cách này chỉ áp dụng cho dân chuyên nghiệp vì xà phòng đông cứng rất nhanh, phải nhanh tay lẹ mắt đổ khuôn rồi tạo hình.

– Tỉ lệ 4:1 (còn gọi là 20% xút) ở tỷ lệ này bánh chậm cứng nhất 2-3 ngày mới cứng, nhiều bạn còn tưởng mẻ không đông ngày là mẻ hư rồi. Nhưng tỷ lệ này phù hợp cho bạn nào mới làm xà phòng chưa quen tay, hoặc cần thời gian trang trí phức tạp cho bánh. Mình hay làm tỷ lệ này vì thích từ từ hưởng thụ quá trình làm xà phòng, mà da mình cũng nhạy cảm, xút nhiều quá hơi ngứa da còn ở tỷ lệ này mình thấy êm da vừa đủ.

Tuy nhiên chúng ta cần phải test nguyên liệu ở mẻ nhỏ trước khi làm vì có 1 số dầu nó sẽ hơi ngoại lệ 1 chút. Ví dụ mình để ý dùng dầu dừa tỉ lệ sẽ là 3:1, xà phòng olive thì tỉ lệ sẽ là 2:1 bánh sẽ đẹp hơn..

Đọc tới đây chắc hơi nhức đầu rồi phải không? 😀 , Vậy bạn thử cách 2 cho nhẹ nhàng nhé.

Cách này khá đơn giản và tiện dụng, bạn chỉ cần điền thông số vào, máy tự tính lượng NAOH/KOH bạn cần. Và bạn quyết định được lượng superfat còn lại trong sản phẩm, superfat là lượng chất béo thừa ra sau phản ứng xà phòng hóa, lượng dầu này có khả năng dưỡng da tùy theo công dụng của loại dầu bạn phối thành xà phòng, superfat càng cao thì độ dưỡng càng cao nhưng cũng khiến bánh nhanh mềm, ít bọt và nhanh hao.

Đường link SOAPCALC: http://www.soapcalc.net/calc/soapcalcwp.asp

Các bạn đọc hướng dẫn trên trang web này rồi điền thông tin vào là nó cho ra kết quả lượng dầu – xút cần dùng là bao nhiêu nha.

Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách tính tỷ lệ trên web và 1 số mẫu công thức xà phòng mình đã tính sẵn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *